Sáng 17/2, thành đoàn Hà Nội tổ chức buổi gặp mặt 444 thanh niên tiêu biểu tình nguyện lên đường nhập ngũ năm 2016. Năm nay thành phố có gần 2000/4000 thanh niên đủ tiêu chuẩn, tự nguyện viết đơn lên đường nhập ngũ.
![]() |
Sáng 17/2, Hà Nội tổ chức gặp mặt 444 thanh niên tiêu biểu tình nguyện nhập ngũ năm 2016. |
Trong số này có những người là cán bộ công chức, có thành tích trong các hoạt động ở địa phương, cử nhân đại học,…đã hăng hái tự nguyện viết đơn lên đường tòng quân.
![]() |
Thiếu tướng Lê Mã Lương kể chuyện thời quân ngũ với các bạn trẻ thành phố Hà Nội tự nguyện nhập ngũ năm 2016 sáng 17/2 tại Bộ tư lệnh Thủ đô. |
Cùng tham dự buổi gặp mặt có Thiếu tướng Lê Mã Lương, Nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử quân sự VN. Chia sẻ với các bạn trẻ, Thiếu tướng cho biết: “Năm 17 tuổi, tôi cũng như bao thế hệ thanh niên xếp bút nghiên lên đường ra trận. Là con của liệt sĩ, tốt nghiệp lớp 10 (tương đương lớp 12 hiện nay-PV) tôi được miễn gọi nhập ngũ, cơ hội học lên đại học ở trong hoặc ngoài nước rộng mở nhưng tôi quyết định chọn ra chiến trận”.
![]() |
Đây đều là những thanh niên tiêu biểu khi tự nguyện viết đơn lên đường tòng quân. |
Không có đủ thời gian 3 tháng huấn luyện cơ bản như các chiến sĩ hiện nay, thời của anh lính trẻ Lê Mã Lương chỉ có 1 tháng huấn luyện cơ bản. Sau đó đơn vị hành quân tới đâu, huấn luyện bổ sung tới đó. Đến khi vào chiến trường miền Nam người lính trẻ đã có 6 tháng huấn luyện.
Từ những cú sốc khi nhớ nhà, nhớ người yêu hay sự khắc khổ luyện tập, những người lính trẻ như Lê Mã Lương dần tôi luyện bản lĩnh, ý chí sắt đá, sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của tổ quốc.
![]() |
Nhiều bạn trẻ cho biết mình tình nguyện nhập ngũ với mong muốn được tham gia quân đội để rèn luyện sức khỏe, trưởng thành hơn trong suy nghĩ hành động và mong muốn bảo vệ Tổ quốc. |
Là một trong số ít người lính liên tục chiến đấu suốt 17 năm từ 1967 đến 1975 rồi sau đó là chiến tranh biên giới phía Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc,…trên người đầy những thương tích, bom đạn, Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: “Thế hệ chúng tôi đi chiến đấu coi cái chết rất đỗi bình thường. Người còn sống qua các chiến dịch đã là điều kỳ lạ, không sao giải thích được”.
![]() |
Dù biết gian khổ nhưng các tân binh cho biết sẽ chăm chỉ luyện tập để có thể góp phần nhỏ vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. |
Rồi ông nhớ về trận Khe Sanh, Quảng Trị nơi vẫn được gọi bằng cái tên “cối xay thịt”, hay 8 năm gắn bó ở mảnh đất biên giới phía Bắc.
Hôm nay đây, nói chuyện với thế hệ trẻ đúng ngày 17/2, Thiếu tướng Lê Mã Lương xúc động: “Tôi có 8 năm ở đây, trong đó có 2 năm chiến đấu ở Vị Xuyên, Hà Tuyên (nay là tỉnh Hà Giang)
Thời khắc đó (nổ ra cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979-PV) chắc chắn không thể nào quên đối với tôi, các đồng đội, đồng chí tôi”.
Các tân binh đa phần là những bạn trẻ thuộc thế hệ 9X, có người đang là giáo viên, là sinh viên, hoặc đã lập gia đình nhưng vẫn xung phong, tình nguyện viết đơn xin nhập ngũ. |
Nói với các hệ thế thanh niên, Thiếu tướng Lê Mã Lương mong các tân binh sau thời gian 3 tháng huấn luyện cơ bản sẽ trưởng thành hơn, tự bản thân khám phá ra những điểm mạnh – điểm yếu của mình để khắc phục và phát huy.
![]() |
“Hãy biết chớp lấy cơ hội đó dù bạn sau này có ở quân đội hay ra bên ngoài làm các công việc khác” – Thiếu tướng chia sẻ.
Ông cũng cho rằng các chiến sĩ trẻ hãy cố gắng tập cho mình thói quen ghi chép những công việc, sinh hoạt trong thời gian quân ngũ để giữ lại làm kỉ niệm cũng như thấy bản thân mình qua từng năm tháng đã lớn lên, trưởng thành ra sao.
Văn Chung(ghi)
" alt=""/>Tướng Lê Mã Lương kể về quân ngũ, cuộc chiến 1972 với thanh niênViệc Byju's sẵn sàng chấp nhận mức định giá như vậy là một sự kiện đáng kinh ngạc đối với công ty khởi nghiệp từng là ‘đứa con cưng’ của hệ sinh thái khởi nghiệp Ấn Độ.
Trong giai đoạn năm 2021-2022, Byju's đã chi hơn 2,5 tỷ USD vào để mua lại hàng loạt công ty trên toàn cầu và đã từng được định giá 22 tỷ USD. Thậm chí các nhà đầu tư nổi tiếng còn đưa ra mức định giá lên tới 50 tỷ USD.
Byju's đã tìm kiếm nguồn tài trợ mới trong gần một năm qua. Vòng gọi vốn mới diễn ra sau khi BlackRock cắt giảm giá trị cổ phần nắm giữ tại Byju's, giảm mức định giá của công ty khởi nghiệp Ấn Độ xuống còn khoảng 1 tỷ USD.
Năm 2023, Byju's gần đạt được thỏa thuận để huy động được khoảng 1 tỷ USD, nhưng các cuộc đàm phán đã thất bại sau khi kiểm toán viên Deloitte và ba thành viên hội đồng quản trị chủ chốt rời khỏi công ty.
Thay vào đó, Byju's đã huy động được khoảng 150 triệu USD từ Davidson Kempner và phải hoàn trả cho nhà đầu tư toàn bộ số tiền đã cam kết sau khi vi phạm kỹ thuật trong khoản vay riêng có kỳ hạn 1,2 tỷ USD.
Byju's chuẩn bị IPO vào đầu năm 2022 với mức định giá lên tới 40 tỷ USD. Tuy nhiên, sự suy thoái của thị trường EdTech buộc Byju's phải tạm dừng kế hoạch IPO.
Công ty bắt đầu phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ các nhà đầu tư trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp trước đây vẫn chưa được giải quyết.
Byju's hiện nay đang quay cuồng với một loạt thách thức như khó khăn trong việc huy động vốn, trả lương và trả khoản nợ hàng tỷ USD; không đạt được mục tiêu doanh thu cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2022. Byju's bị chỉ trích công khai vì không phát triển theo lộ trình và coi thường các khuyến nghị của nhà đầu tư.
(theo Techcrunch)
" alt=""/>‘Kỳ lân’ công nghệ đình đám của Ấn Độ khát vốn, mức định giá giảm 90%